Đăng ký hội viên
Tìm kiếm  
New Page 1
 Doanh nghiệp ‘khó chết’ vì thủ tục




Thứ Sáu, 18/05/2012 - 09:58

Doanh nghiệp ‘khó chết’ vì thủ tục

Hiện có trên 85.800 doanh nghiệp không còn hoạt động, nhưng chưa tiến hành các thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Trong quý II/2012, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, Bộ Tài chính, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sẽ phải hoàn tất việc rà soát và đề xuất biện pháp xử lý các doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, nhưng không đăng ký thuế hoặc đã dừng thực hiện nghĩa vụ thuế mà không hoặc chưa thực hiện thủ tục giải thể, phá sản.

Câu chuyện doanh nghiệp “muốn chết cũng không được” không phải đến giờ mới được nhắc tới. Song tốc độ gia tăng của số doanh nghiệp “dở sống, dở chết” này đang gây thêm khó khăn và rối rắm cho thị trường vốn chứa đựng nhiều rủi ro.

Trong thông tin gửi tới Chuyên trang Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia, ông Chu Xuân Khoa, đại diện một doanh nghiệp, đã phải đề nghị sớm công bố rộng rãi thông tin doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể, hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế. Bởi lẽ, theo ông Khoa, nếu Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia không cập nhật và công khai các thông tin này, thì ý nghĩa của việc công khai doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để mở rộng vai trò giám sát của xã hội đã giảm đi một nửa. “Nhiều doanh nghiệp bị lừa ngoạn mục chỉ bởi không biết rằng, đối tác làm ăn đã rơi vào diện tạm ngừng, không thực hiện nghĩa vụ thuế đã lâu”, ông Khoa thông tin thêm.

Cái khó cho việc thực hện trách nhiệm đề xuất của các cơ quan được phân công tìm giải pháp xử lý tình trạng này, theo các chuyên gia Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là hệ thống quy định về giải thể, phá sản doanh nghiệp còn nhiều điểm bất hợp lý, thiếu cơ chế giải quyết, đặc biệt là thủ tục phá sản doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp trong 85.800 doanh nghiệp không còn hoạt động đã lâm vào tình trạng phá sản, nhưng không muốn tự làm đơn yêu cầu tòa án tiến hành thủ tục “chôn cất”.

Theo quy định của Luật Phá sản 2004, các doanh nghiệp xin phá sản phải lập hội nghị chủ nợ để trình phương án khắc phục và hội nghị này phải ra nghị quyết. Nghị quyết của hội nghị chủ nợ sẽ là căn cứ để thẩm phán ra quyết định thanh lý tài sản.

Tuy nhiên, doanh nghiệp thường không lập hội nghị chủ nợ, khiến thẩm phán không có căn cứ để ra phán quyết thanh lý tài sản. Ngay cả khi có thể ra phán quyết thanh lý tài sản, thẩm phán cũng khó ra quyết định phá sản, bởi cũng theo quy định của Luật này, Tổ quản lý và thanh lý tài sản cùng với thẩm phán phải có kết luận là doanh nghiệp đã hết tài sản, cũng như quyền sở hữu tài sản đó trước khi ra quyết định phá sản. Song, trên thực tế, rất khó để có được kết luận này.

Hệ quả là, số vụ phá sản treo ở các toà án không nhỏ. Ngay tại TP.HCM, nơi có hoạt động kinh doanh sôi động nhất cả nước, Tòa án Nhân dân Thành phố đến nay mới chỉ thụ lý 22 vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản theo Luật Phá sản 2004, giải quyết xong 2 vụ, 20 vụ còn lại vẫn đang trong quá trình xem xét.

Trong khi đó, việc cưỡng chế giải thể doanh nghiệp do không còn hoạt động hoặc vi phạm pháp luật, hiện cũng tồn tại nhiều bất cập và nhiều quy định thiếu thực tế.

Đơn cử, quy định doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn 6 tháng liên tục, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính cũng thuộc trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Vấn đề là, các chuyên gia Cục Đăng ký kinh doanh cho biết, việc xác định hành vi trên của doanh nghiệp rất khó khăn, không phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp. “Nhất là trong tình hình kinh tế biến động, chủ yếu theo chiều hướng xấu, nhiều doanh nghiệp thay đổi địa chỉ liên tục, nhưng không tiến hành thông báo, cơ quan quản lý cũng rất khó để tiến hành các thủ tục rút giấy chứng nhận đầu tư”, một chuyên gia Cục Đăng ký kinh doanh nói.

Ngay cả quy định doanh nghiệp nếu không báo cáo về hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 12 tháng liên tục cũng nằm trong diện bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng khó thực thi khi các quy định về trình tự, thủ tục, nội dung và thời điểm nộp báo cáo hàng năm của doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh gần như vẫn bị để trống.

Ngoài ra, theo các chuyên gia Cục Đăng ký kinh doanh, hiện nay chưa có quy định về biện pháp xử lý đối với những doanh nghiệp và cá nhân có liên quan không tiến hành giải thể doanh nghiệp khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Với trường hợp doanh nghiệp đã bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, cơ chế xử lý vi phạm cũng chưa có…

Thông tin chi tiết xem thêm trên dangkydoanhnghiep.info
Theo Đầu tư

Các Tin khác
    Tỉnh Bình Thuận tổ chức Lễ kỷ niệm “Ngày doanh nhân Việt Nam” (16/10/2023)
    Triển khai Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam với 8 tỉnh khu vực Đông Nam bộ (25/05/2023)
    Nghệ sĩ hội tụ cùng doanh nhân tại chương trình Nhạc hội Gala Doanh nhân 3 miền (25/11/2022)
    Khen thưởng doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu (13/10/2022)
    Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận Chúc mừng ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. (13/10/2022)
    VCCI công bố Sáu Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam (24/05/2022)
    Thủ tướng Chính phủ gặp mặt Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (08/03/2022)
    Nữ doanh nhân thầm lặng làm việc thiện (20/10/2021)
    Tạo hình ảnh đẹp của doanh nghiệp, doanh nhân (13/10/2021)
    Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận Chúc mừng ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. (13/10/2021)

HÌNH NỔI BẬT
HỘI VIÊN MỚI
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

 Tên :
 Mật khẩu: 

   

HÌNH NỔI BẬT
New Page 1
LOGO HỘI VIÊN
THỐNG KÊ WEBSITE

Đang trực tuyến: 17

Lượt truy cập: dem truy cap 4470499

Bản quyền thuộc Hội Doanh nghiệp
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP BÌNH THUẬN.
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội - Tp. Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (062) 3831516
Email: vphiephoi@gmail.com, Website: www.doanhnghiepbinhthuan.vn
Thiết kế website bởi Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến Tính Thành - Mobile: 0917.668833