Đăng ký hội viên
Tìm kiếm  
New Page 1
 Hai nhóm nhiệm vụ cấp bách gỡ khó cho nền kinh tế
Báo cáo bổ sung thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013 của Chính phủ tại phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng 14/5 đã đề ra 2 nhóm nhiệm vụ cấp bách trước mắt để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế với mục tiêu tăng tổng cầu và tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.


Phiên họp thứ 18 của UBTVQH

UBTVQH bày tỏ đồng tình với báo cáo của Chính phủ khi qua 4 tháng đầu năm 2013, kinh tế vĩ mô bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực: tăng trưởng kinh tế quý I đạt 4,89%, cao hơn cùng kỳ năm trước; lạm phát được kiềm chế, giá cả, thị trường khá ổn định; lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh…

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, ẩn chứa nhiều rủi ro gây bất ổn kinh tế vĩ mô; chậm thực hiện tái cấu trúc ngân hàng thương mại, xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và thị trường bất động sản; tiến độ thu ngân sách nhà nước chậm hơn cùng kỳ các năm trước; giải ngân vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đạt thấp…

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, nếu các khó khăn nêu trên không được xử lý thì khả năng GDP đạt 5,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn.

Dẫn số liệu từ Báo cáo của Chính phủ, dư nợ tín dụng (tính đến giữa tháng 4/2013) chỉ tăng 1,44% trong khi số dư tiền gửi tăng 5,04%, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng nguồn vốn bị ứ đọng, doanh nghiệp không tiếp cận để phát triển sản xuất kinh doanh được, đây chính là điểm nghẽn cần tập trung xử lý.

“Để tăng GDP 5,5% thì tăng trưởng tín dụng cũng phải gấp 2-3 lần, trong khi tăng trưởng tín dụng quý I/2013 mới chỉ 1,44%”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển bày tỏ.

Theo nhận định của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, doanh nghiệp không vay vốn được vì không có hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, việc giải quyết hàng tồn kho chưa được thực hiện mạnh mẽ, trong khi chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm, chứng tỏ sức mua rất yếu.

Hai nhiệm vụ cấp bách

Để giải quyết những khó khăn cho nền kinh tế, Báo cáo của Chính phủ đã đặt ra hai nhóm nhiệm vụ cấp bách trước mắt.

Thứ nhất, ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để tăng tổng cầu cho nền kinh tế. Chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng điều chỉnh lãi suất ở mức hợp lý theo tín hiệu thị trường và tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên, tập trung giảm chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay; khẩn trương đưa vào hoạt động Công ty quản lý tài sản quốc gia; thực hiện lộ trình hợp lý điều chỉnh một số giá do Nhà nước quản lý, không dồn vào một thời điểm, tránh tác động tăng giá đột biến.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là các nguồn vốn NSNN, trái phiếu Chính phủ, nguồn ODA.

Thứ hai, tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nhưng không làm bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát trở lại. Các bộ, ngành, địa phương rà soát, sửa đổi các chính sách của các cấp theo hướng đơn giản hoá, tạo thuận lợi và thêm động lực cho doanh nghiệp; Xử lý nghiêm khắc những trường hợp cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây phiền hà, trở ngại cho hoạt động của doanh nghiệp.

Trình Quốc hội xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về mức 20-22%. Đồng thời, nghiên cứu giảm thuế có thời hạn đối với thuế giá trị gia tăng. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp tăng tần suất đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh, tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, huy động tối đa các nguồn lực để dập dịch...

Theo Chinhphu.vn


Các Tin khác
    Khai mạc Tuần lễ Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận tại TP. Hồ Chí Minh (22/04/2024)
    V/v thông tin chương trình Hội chợ - Du lịch - Xuất nhập khẩu thương mại - kết nối giao thương với Thành phố công nghiệp Sihueng năm 2024 (15/04/2024)
    Doanh nghiệp Việt Nam với xu hướng "chuyển đổi kép" (11/04/2024)
    V/v cập nhật danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp (29/03/2024)
    Năm 2024 - VCCI sẽ tiếp tục đổi mới, lớn mạnh, khẳng định vị thế, vai trò (11/03/2024)
    Phát triển kinh tế đêm: Phan Thiết sẽ làm thí điểm (25/12/2023)
    Khai mạc Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 (20/10/2023)
    Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Thuận (21/08/2023)
    UBND tỉnh họp thảo luận Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 (14/08/2023)
    Hội nghị lần thứ 23 Tỉnh ủy: Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh phát triển (06/07/2023)

HÌNH NỔI BẬT
HỘI VIÊN MỚI
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

 Tên :
 Mật khẩu: 

   

HÌNH NỔI BẬT
New Page 1
LOGO HỘI VIÊN
THỐNG KÊ WEBSITE

Đang trực tuyến: 2

Lượt truy cập: dem truy cap 4467741

Bản quyền thuộc Hội Doanh nghiệp
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP BÌNH THUẬN.
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội - Tp. Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (062) 3831516
Email: vphiephoi@gmail.com, Website: www.doanhnghiepbinhthuan.vn
Thiết kế website bởi Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến Tính Thành - Mobile: 0917.668833