Đăng ký hội viên
Tìm kiếm  
New Page 1
 Làm giàu bằng nghề… nguy hiểm




Thứ Tư, 30/03/2011 - 09:00

Làm giàu bằng nghề… nguy hiểm

Nghề săn cá chình biển ở đảo Phú Quý nổi lên từ việc ngư dân đi đánh bắt ở Trường Sa, nhặt được những chiếc rọ săn cá chình của tàu nước ngoài bỏ lại.

Hằng ngày, sau chuyến ra khơi, ông Quyết lại chế biến thêm rọ để săn cá chình biển. Ảnh: H.Linh.
 
Từ loài cá hầu như không có giá trị trước đây, cá chình bỗng trở thành đặc sản xuất khẩu. Một số ngư dân đảo này đã chuyển từ đánh bắt truyền thống sang khai thác loài cá chình biển.

Lộc bất ngờ

Ông Trần Quyết, một trong những chủ ghe tiên phong khai thác cá chình, cũng là những người chế lại công cụ săn cá chình từ những chiếc rọ nhặt được trong lần đi đánh bắt ở Trường Sa, kể chuyện chuyển nghề: trước đây, chiếc thuyền 45 CV của ông làm nghề đánh lưới cá chàm. Tuy nhiên, chi phí cho đánh bắt cá chàm rất cao mà cá ngày càng ít. Đúng lúc cá chình có giá, ông bàn với bạn thuyền chuyển nghề. Từ những chiếc rọ rườm rà nhặt được, họ chế lại dụng cụ đánh bắt mới phù hợp với địa phương. Đó là những ống nhựa cứng, to, hai đầu bịt kín, dài khoảng 0,8 - 1 m, có đục lỗ thoát nước, luồn dây và có chỗ gắn mồi nhử cá. Chỉ chừng ấy thôi, chuyến đi đầu tiên ghe ông Quyết mang 150 cái rọ săn cá chình ra khơi.

Ông Quyết kể, những năm đầu làm nghề, cá chình trên đảo dày đặc. Chỉ cần  loanh quanh cách bến 5 - 10 hải lý thả rọ, là chuyến biển nào trở về, thuyền ông cũng 8 -10 tạ cá chỉ sau một đêm. Giá cá chình khá cao, từ 30.000 đến 50.000 đồng một kg, nên mỗi chuyến biển, trừ xong chi phí cũng chia được cho bạn chài vài triệu đồng. Cá chình có sản lượng ổn định, cho thu nhập gấp đôi so với đánh bắt cá, mực. Các thuyền đánh bắt cá chình đều làm ăn khá, bình quân mỗi tháng, một bạn thuyền kiếm trên dưới 10 triệu đồng. Ưu điểm của nghề này là đánh bắt quanh năm, lại chỉ cách đảo 5 - 10 hải lý, nên tàu thuyền không phải đi đánh bắt dài ngày.

Người làm nghề ít vì sợ cá... cắn

Lợi nhuận cao, nhưng số người làm nghề không nhiều. Ông Đặng Yến, một bạn chài đi cùng tàu ông Quyết cho biết ban đầu cũng có nhiều ghe khai thác cá chình. Nhưng sau đó, số ghe làm nghề này giảm hẳn, bởi người săn cá chình sợ cá... cắn.

Những người săn cá chình cho biết, nếu trúng luồng, mỗi rọ như vậy chứa 3 - 5 con. Chúng chen chúc nhau ăn mồi và dính bẫy. Đó là những con có nặng từ 5 đến 10 kg. Còn trúng đậm hơn thì mỗi rọ bắt 1 con 15 - 20 kg. Những con cá chình lớn rất hung dữ, khi kéo rọ lên, người đánh bắt dễ bị tấn công, nhất là khi bắt chúng từ rọ cho vào thùng chứa. Nếu không khéo, sẽ bị 3 - 4 con tấn công một lúc thì không biết đường nào mà tránh.

Ông Yến giơ hai bàn tay đầy sẹo, bằng chứng của những chuyến biển bị cá chình tấn công. Mà lần gần nhất để lại cho ông ngón tay áp út bị tật, dấu vết của lần suýt bị mất luôn cả ngón tay vì đụng phải một con chình quá dữ. Còn ông Quyết bảo, dường như chuyến biển nào, ông và bạn thuyền cũng bị xây xát vì cá cắn. Bởi vậy mà mỗi chuyến ra khơi, ngoài rọ săn cá thì thứ không thể thiếu là bông băng, thuốc sát trùng;  người đánh bắt thì phải trang bị cho mình... lòng can đảm.

Từ sau bão số 9, lượng cá giảm hẳn, nên phải đi xa hơn, có khi đến 20 hải lý để tìm luồng cá. Mỗi ngày, bắt đầu từ buổi trưa, họ dong tàu đến địa điểm  khai thác là khoảng 22 giờ, rồi chuẩn bị rọ, mồi đến 0 giờ thả rọ. Chờ đến 9 - 10 giờ hôm sau kéo rọ lên bắt cá. Rồi lại thả thêm chuyến nữa và đến giữa ngày hôm sau trở về. Mỗi tàu phải trang bị thùng kiên cố để nhốt cá, tránh bị cá tấn công và chuẩn bị cả bình oxy giữ cho cá sống, phòng khi về đất liền, thương lái hạ giá hoặc chê cá nhỏ thì giữ lại nuôi. Cá chình chỉ ăn duy nhất một loại mồi là đầu và xương cá chàm. Thứ này trước đây bỏ không, nay người đánh bắt phải mua 10.000 đồng một kg.
Ông Yến, ông Quyết, ông Ngọc, những người săn cá chình ở đảo Phú Quý cho biết, dù rất nguy hiểm, nhưng vẫn sẽ không bỏ cái nghề do chính mình sáng tạo ra, mang lại lợi nhuận cao này. Và họ thừa nhận đó chính là nghề làm giàu của những ngư dân quen mạo hiểm.

Theo Đất Việt


Các Tin khác
    Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng (03/05/2024)
    Khai mạc Tuần lễ Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận tại TP. Hồ Chí Minh (22/04/2024)
    V/v thông tin chương trình Hội chợ - Du lịch - Xuất nhập khẩu thương mại - kết nối giao thương với Thành phố công nghiệp Sihueng năm 2024 (15/04/2024)
    Doanh nghiệp Việt Nam với xu hướng "chuyển đổi kép" (11/04/2024)
    V/v cập nhật danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp (29/03/2024)
    Năm 2024 - VCCI sẽ tiếp tục đổi mới, lớn mạnh, khẳng định vị thế, vai trò (11/03/2024)
    Phát triển kinh tế đêm: Phan Thiết sẽ làm thí điểm (25/12/2023)
    Khai mạc Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 (20/10/2023)
    Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Thuận (21/08/2023)
    UBND tỉnh họp thảo luận Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 (14/08/2023)

HÌNH NỔI BẬT
HỘI VIÊN MỚI
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

 Tên :
 Mật khẩu: 

   

HÌNH NỔI BẬT
New Page 1
LOGO HỘI VIÊN
THỐNG KÊ WEBSITE

Đang trực tuyến: 3

Lượt truy cập: dem truy cap 4484402

Bản quyền thuộc Hội Doanh nghiệp
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP BÌNH THUẬN.
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội - Tp. Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (062) 3831516
Email: vphiephoi@gmail.com, Website: www.doanhnghiepbinhthuan.vn
Thiết kế website bởi Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến Tính Thành - Mobile: 0917.668833