Đăng ký hội viên
Tìm kiếm  
New Page 1
 Phát huy sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp




Thứ Hai, 28/11/2011 - 03:15

Phát huy sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp

(DĐDN) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có buổi gặp mặt các doanh nhân là đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII và đại diện các Hiệp hội DN do VCCI tổ chức nhân dịp kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII đang diễn ra tại Hà Nội.
 

Các DN, doanh nhân sẽ sát cánh cùng Chính phủ,
tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội và tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế

Báo cáo với Thủ tướng, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI khẳng định: mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cộng đồng DN luôn đồng thuận với các chính sách của Chính phủ trong điều hành kinh tế và sẽ thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội và tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế.

Đồng hành cùng Chính phủ

Ba vấn đề mà cộng đồng DN tâm đắc nhất, đó là: Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ về một Chính phủ kiến tạo, tập trung vào cải cách thể chế tạo điều kiện cho hoạt động của các DN, doanh nhân; Thứ hai là Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng như những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng và Chính phủ trong việc thực hiện Nghị quyết; Thứ ba là cộng đồng DN đánh giá cao chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Chủ tịch VCCI cho biết, phần lớn các DN đều khẳng định mong muốn Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ. Bởi hơn ai hết, các DN, doanh nhân đều hiểu việc thực hiện ổn định chính sách kinh tế vĩ mô vẫn là ưu tiên hàng đầu hiện nay.Việc lới lỏng chỉ có thể trên cơ sở đã có tín hiệu kiểm soát kinh tế vĩ mô chặt chẽ.

Tuy nhiên việc thắt chặt chính sách tiền tệ gây ra ảnh hưởng rất lớn tới việc tiếp cận nguồn vốn của DN, chi phí sản xuất tăng cao... Hiện nay mặc dù đã có những trợ giúp của Chính phủ qua chính sách tín dụng, thuế... đã có những cải thiện nhưng tình hình vẫn đang khó khăn. Dự báo thời gian tới số lượng DN ngừng hoạt động, đóng cửa... sẽ tăng lên.

“Do bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, tình hình kinh tế trong nước sẽ rất khó có thể khắc phục ngay trong một sớm một chiều, quan trọng nhất là các DN đồng thuận với các chính sách của Chính phủ và chấp nhận sự hi sinh vì một môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh và sự phát triển dài hạn của các DN” - TS Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Nhiều DN kiến nghị Chính phủ tiếp tục các biện pháp thắt chặt về tài chính, đặc biệt là về đầu tư công. Đồng thời, cần có các chính sách giảm thu ngân sách Nhà nước để tạo điều kiện giúp đỡ DN.

Bên cạnh đó, tiếp tục kiến nghị các vấn đề như: điều kiện tiếp cận đất đai, cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt thực hiện đề án 30. DN hiểu rằng trong bối cảnh hiện nay, khi các biện pháp về tài chính khó khăn, nguồn lực của Chính phủ hạn chế thì các biện pháp cải thiện thủ tục hành chính, về sự đồng hành của các cơ quan chính quyền với hoạt động của DN là những điều quan trọng có thể làm được. Các DN cũng mong muốn chính quyền các địa phương, các Bộ ngành sẽ làm theo chỉ đạo, quyết tâm của Thủ tướng chắc chắn sẽ giải toả các khó khăn vướng mắc, thúc đẩy hoạt động của các DN.

Khảo sát của VCCI cũng khẳng định, mặc dù tình hình còn nhiều khó khăn, tình trạng các DN phải ngừng hoạt động, phá sản... có thể sẽ tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, cộng đồng DN VN vẫn lạc quan, bởi có tới 30% DN vẫn khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư trong năm 2012, 40% DN vẫn giữ được quy mô sản xuất, chỉ có 20% DN có thể bị thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa, giải thế... Triển vọng của 3 năm tới, có tới 70% DN có kế hoạch mở rộng sản xuất. Như vậy niềm tin của DN vào triển vọng trung và dài hạn là rất sáng sủa.

Tín hiệu tích cực từ các thành quả

Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, song với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, cộng đồng DN, trong thời gian qua, nước ta đã đạt được những kết quả tích cực trong các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh, công tác an sinh xã hội luôn được đảm bảo, chúng ta không cắt bất cứ khoản chi ngân sách nào dành cho an sinh xã hội, giáo dục, cho công tác giảm nghèo... Ngay trong năm 2011 có gần 1500 công trình mới đưa vào sử dụng, giảm được 2% hộ nghèo, bảo hiểm y tế cho 62% dân số, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường đầu tư...

 Cùng với kiềm chế lạm phát là ổn định tỉ giá, góp phần ổn định chung của nền kinh tế. Từ đó lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay của các ngân hàng... bước đầu được kiểm soát.

Theo Thủ tướng, Chính phủ đang chỉ đạo duy trì đuợc tốc độ phát triển của GDP trong điều kiện phải kiểm soát lạm phát... Bên cạnh đó, tiếp tục mở rộng đối ngoại, mở rộng thị trường XK, nhất là các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Châu Âu... nhờ đó giảm mạnh nhập siêu.

Nếu như năm 2010, nhập siêu 18 - 19%, thì 11 tháng đầu năm 2011, XK đạt  87 tỉ USD, tăng 34,7%. Kết quả này nhờ một phần về giá, nhất là mở rộng thị trường. Tính chung, trong 11 tháng, nhập siêu khoảng 8,9 tỉ USD, xấp xỉ 10,2%, nhập siêu giảm sẽ giảm sức ép tỉ giá. Ngoài ra, du lịch cũng tăng mạnh, lần đầu tiên VN đạt 5 triệu khách du lịch nước ngoài.

Chia sẻ, khích lệ DN

Thủ tướng đánh giá cao sự đóng góp của cộng đồng DN, doanh nhân. Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn chung, cộng đồng DN đã nỗ lực, phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt qua những khăn, thách thức và có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian qua.

Thủ tướng mong muốn, cộng đồng DN, các doanh nhân là ĐBQH tiếp tục có những đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước, không chỉ trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà còn đóng góp cho Chính phủ trong việc xây dựng thể chế, tạo lập môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh công khai, minh bạch, đóng góp vào tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và phát triển bền vững...

Chia sẻ với những khó khăn của các DN, Thủ tướng mong muốn các DN, doanh nhân tiếp tục thực hiện tái cấu trúc DN, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đây là việc làm vừa lợi cho DN, vừa cho đất nước. “Sự thành công của DN cũng chính là sự đóng góp tích cực cho phát triển đất nước” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Năm 2012, Chính phủ quyết tâm kiềm chế lạm phát chỉ còn 8 - 9%; chỉ tiêu tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6 - 6,5%. Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của tình hình và tập trung cho nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đề nghị điều hành theo phương án tăng trưởng khoảng 6%, khi có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu để đạt mức 6,5%.

Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo hiệu quả những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN nhất là tháo gỡ khó khăn về vốn, kiểm soát tốt lạm phát, từ đó giảm lãi suất, tạo cơ hội giải quyết vốn cho DN. Bên cạnh đó, yêu cầu ngân hàng duy trì ở mức hợp lý mức tăng tín dụng. Mặt khác, Chính phủ sẽ tiếp tục có chính sách miễn giảm, giãn thuế cho DN; kiểm soát tốt nhập siêu; mở rộng thị trường trong và ngoài nước; kiểm soát chặt nhập khẩu, tiếp tục cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho các DN đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững và hiệu quả.

Ông Thân Đức Nam - Chủ tịch HĐTV, Tổng GĐ TCty XDCTGT5 - Cienco 5:
Mong được tháo gỡ về vốn
 
Nhiều DN gửi gắm các đại biểu QH mong muốn của mình về thực trạng khó khăn về vốn hiện nay của các DN, khó tiếp cận ngân hàng.
 
Ví dụ, mặc dù thời gian qua các ngân hàng mở cửa việc cho vay xây dựng nhà thu nhập thấp, tuy nhiên các DN đang gặp khó khăn do nợ đến hạn mà không tiếp cận được vốn. Chính vì vậy, các DN mong Thủ tướng có ý kiến với Ngân hàng Nhà nước, tạo điều kiện giãn nợ và cơ cấu nợ cho các DN, đặc biệt là các DN hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
 
Thực tế, nhiều DN làm việc với ngân hàng, ngân hàng đã đồng ý cơ cấu nợ. Tuy nhiên, nếu không có ý kiến của Thủ tướng, khi kiểm toán vào nhóm nợ này sẽ lên nhóm 2, nhóm 3 sẽ quá hạn. Thực ra, nếu không trả kịp trong một kỳ thì nhóm nợ đã lên nhóm 2 sẽ gây nhiều khó khăn cho DN.
 
Ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (SGI):
Tiếp thêm “sức” cho DN
 
Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước hồi đầu năm, tăng trưởng tín dụng là 20%, sau đó giảm xuống 17- 18%, tuy nhiên đến nay tổng tăng trưởng tín dụng chỉ hơn 10%. Chính vì vậy, có thể khẳng định, việc kiềm chế lạm phát đã thành công ở mức 0,3 - 0,4%/tháng. 
 
Nếu ở thời điểm này, Chính phủ “bơm” tiền vào nền kinh tế sẽ tiếp thêm sức lực cho DN, lấy đà cho năm 2012, giảm rủi ro, khó khăn dẫn tới phá sản.
 
Trước đây Chính phủ đã có Luật khuyến khích đầu tư trong nước, giúp các DN trong nước phát triển mạnh. Hiện nay, thực hiện Nghị quyết Tam nông, Chính phủ cũng cần khuyến khích nguồn lực đầu tư vào nông nghiêp, nông thôn... bằng Luật khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ đó sẽ tăng cường thu hút đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo ra nhiều hàng hóa từ khu vực này.
 
Ông Nguyễn Văn Trường - Giám đốc Cty TNHH Xuân Trường:
DN sẵn sàng bỏ vốn cùng Nhà nước
 
Mặc dù trong lúc thắt chặt tiền tệ, DN gặp nhiều khó khăn về vốn, tuy nhiên, vẫn có nhiều DN vẫn “trường” vốn. Vì vậy, nếu Chính phủ có cơ chế phù hợp cho DN như lãi suất cho vay thấp, sẽ tránh tình trạng dự án dang dở, thi công đình trệ...
 
Ngay bản thân DN tôi, có những con đường đang thi công 10 km, mới làm được 5 km thì hết vốn. Nhưng nếu để DN tự bỏ vốn trong 3 - 5 năm, với lãi suất ổn định, hợp lý, DN sẵn sàng bỏ vốn ra để tiếp tục hoàn thành các công trình dang dở như thế này.
 
Với biện pháp đó, cả Nhà nước, DN và người lao động đều được lợi: công nhân có công ăn việc làm, cơ sở hạ tầng của Nhà nước được hoàn thành đúng tiễn độ, DN tiếp tục phát triển...

Quốc Anh

Theo DĐDN


Các Tin khác
    Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng (03/05/2024)
    Khai mạc Tuần lễ Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận tại TP. Hồ Chí Minh (22/04/2024)
    V/v thông tin chương trình Hội chợ - Du lịch - Xuất nhập khẩu thương mại - kết nối giao thương với Thành phố công nghiệp Sihueng năm 2024 (15/04/2024)
    Doanh nghiệp Việt Nam với xu hướng "chuyển đổi kép" (11/04/2024)
    V/v cập nhật danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp (29/03/2024)
    Năm 2024 - VCCI sẽ tiếp tục đổi mới, lớn mạnh, khẳng định vị thế, vai trò (11/03/2024)
    Phát triển kinh tế đêm: Phan Thiết sẽ làm thí điểm (25/12/2023)
    Khai mạc Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 (20/10/2023)
    Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Thuận (21/08/2023)
    UBND tỉnh họp thảo luận Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 (14/08/2023)

HÌNH NỔI BẬT
HỘI VIÊN MỚI
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

 Tên :
 Mật khẩu: 

   

HÌNH NỔI BẬT
New Page 1
LOGO HỘI VIÊN
THỐNG KÊ WEBSITE

Đang trực tuyến: 4

Lượt truy cập: dem truy cap 4486036

Bản quyền thuộc Hội Doanh nghiệp
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP BÌNH THUẬN.
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội - Tp. Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (062) 3831516
Email: vphiephoi@gmail.com, Website: www.doanhnghiepbinhthuan.vn
Thiết kế website bởi Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến Tính Thành - Mobile: 0917.668833