Đăng ký hội viên
Tìm kiếm  
New Page 1
 Chính sách hỗ trợ DNNVV: Tài chính thôi - chưa đủ




Thứ Năm, 29/12/2011 - 07:11

Chính sách hỗ trợ DNNVV: Tài chính thôi - chưa đủ

(DĐDN) Thời gian qua, Chính phủ liên tục đưa ra các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì hỗ trợ tài chính không thôi sẽ là không đủ mà cần các biện pháp tổng thể và lâu dài khác. 

Thiếu vốn và khó tiếp cận vốn luôn là khó khăn hàng đầu của khu vực DNNVV

DNNVV luôn là khu vực năng động nhất những năm qua. Chưa tính đến 1/3 nguồn thu từ thuế và phí cho ngân sách của khu vực này, thì việc giải quyết 5,6 triệu việc làm mới trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây là một đóng góp vô cùng quan trọng về mặt an sinh xã hội.

Thiếu khả năng tiếp cận vốn

Một trong những nguồn vốn chủ yếu của các DN VN hiện nay là vốn vay. Nhưng theo nhiều số liệu nghiên cứu gần đây, chỉ khoảng 20% DNNVV có khả năng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng. Theo bà Nguyễn Bích Ngọc – Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, mặc dù, hầu hết các DNNVV muốn có thêm vốn để phát triển sản xuất kinh doanh đều trông chờ vào nguồn vốn vay ngân hàng nhưng mối quan hệ tín dụng giữa các DNNVV với các ngân hàng thương mại hiện còn nhiều hạn chế. Phần lớn các DNNVV có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất còn nhiều yếu kém. Nhiều DNNVV chưa tạo dựng được thương hiệu, uy tín trên thị trường, cộng với sự thiếu minh bạch về tài chính khiến các ngân hàng ngại cho vay.

Từ những khó khăn về việc tiếp cận vốn vay thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ DNNVV. Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải chuyển sang một phương thức mới giúp DNNVV vay vốn. Đây chính là hệ thống đánh giá tín nhiệm DN. Thực tế, nếu xây dựng tốt hệ thống này sẽ giúp cho cả DNNVV và ngân hàng trong việc vay và cho vay vốn. Chi phí và thủ tục vay vốn cũng sẽ được giảm xuống.

Tuy nhiên, ý tưởng xây dựng hệ thống đánh giá tín nhiệm DN đã bắt đầu triển khai từ vài năm trở lại đây nhưng hầu như lĩnh vực này vẫn chưa thể triển khai ở VN. Cũng theo bà Hằng, các tổ chức, DN đánh giá tín nhiệm DN VN vẫn gặp rất nhiều trở ngại do độ minh bạch của các DN còn rất hạn chế. Chính vì vậy, muốn xây dựng được một hệ thống DN đánh giá tín nhiệm, nhà nước cần phải có vai trò “bà đỡ” mạnh mẽ hơn. Từ đặc thù, đánh giá tín nhiệm là những tổ chức hoạt động có tính độc lập cao. Do đó, sự tham gia của nhà nước đối với các tổ chức này sẽ rất khó đảm bảo tiêu chí hoạt động độc lập. Tuy nhiên, nội dung chính mà các tổ chức này cần có là thông tin.

Nếu nhìn ở góc độ giải pháp ứng phó tạm thời, TS Nguyễn Minh Phong – Viện Nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội cho rằng, nhà nước có thể quy định bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại phải có một dư nợ tín dụng nào đó đối với khu vực DNNVV. Tuy mọi quy định mang tính hành chính đều khiến thị trường có thể bị méo mó, nhưng trong một số hoàn cảnh mang tính thời điểm, chúng ta vẫn có thể chấp nhận.

Một quỹ hỗ trợ - có đủ ?

Theo bà Phạm Thị Thu Hằng – Tổng thư ký VCCI, kiêm Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DNNVV cho rằng, chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV cần được nâng lên một bước mới. Thực tế, những năm qua, Chính phủ đã ban hành khá nhiều chính sách hỗ trợ khu vực DNNVV. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, những khó khăn cố hữu của DNNVV vẫn tồn tại.

Thiếu vốn và khó tiếp cận vốn luôn là khó khăn hàng đầu của khu vực DNNVV. Để hỗ trợ tài chính cho khu vực này, hầu hết các quốc gia cả phát triển và đang phát triển đều có quỹ phát triển DNNVV. Đây là một nguồn vốn quan trọng giúp các DN khởi nghiệp. Tại VN, việc thành lập quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV đã được đặt ra từ 14 năm trước. Cách đây 2 năm Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2009 cùng một số các quy định khác quy định về thành lập Quỹ phát triển DNNVV nhưng đến thời điểm này quỹ vẫn chưa đi vào hoạt động.

Đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng đã được thành lập từ 10 năm này cũng chưa phát huy hiệu quả. Theo phân tích của bà Hằng, quỹ này vấn vướng về vấn đề lợi ích. Vì khó có DN nào chịu đóng góp cho một quỹ vì lợi ích phi lợi nhuận.

Mặc dù, rất nhiều DNNVV mong đợi Quỹ hỗ trợ DNNVV được ra đời nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia kể cả khi quỹ được thành lập thì các DNNVV cũng khó có thể tiếp cận được. Ông Trần Bửu Long – Phó giám đốc Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV TP HCM nhận xét, cứ nhìn ở Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia có thể rút ra bài học. Quỹ này đã được thành lập nhằm hỗ trợ một phần kinh phí cho các DNNVV đổi mới năng lực công nghệ những nó thực sự quá xa vời để tiếp cận.

So với 30 – 40.000 DNNVV khi có ý tưởng thành lập quỹ cách đây hơn chục năm, thì nay chúng ta đã có gần nửa triệu DNNVV cùng khoảng 1 triệu hộ kinh doanh cá thể. Để đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ tài chính quy mô của Quỹ phát triển DNNVV cũng là một vấn đề phải đặt ra.

Tạo điều kiện cho các DNNVV tăng về số lượng và cả chất lượng hoạt động thông qua các chính sách hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thị trường, chi phí thủ tục hành chính... Đó mới thật sự là hỗ trợ DN nói chung và DNNVV nói riêng.

Theo các chuyên gia, mục tiêu thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển DNNVV cần xác định lại trọng tâm. Nếu hướng mục tiêu của Quỹ đến đối tượng DN khởi nghiệp thì hiệu quả sẽ đạt cao hơn. Từ kết quả thực tiễn cho thấy, tài chính vi mô có cơ chế tiếp cận thích hợp. Do đó, nếu chúng ta mở rộng đối tượng vay của tài chính vi mô đến các DNNVV và hộ kinh doanh cá thể sẽ rất hiệu quả. Giúp DN khởi sự, lập nghiệp thì số lượng vốn không lớn có thể cho nhiều đối tượng vay. Ngược lại, chỉ cần giúp một DN đã có quy mô vừa thì số vốn cần cũng là đáng kể.

Cần tạo hiệu ứng mới

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, cần nhìn nhận lại vấn đề này bởi thuế là công cụ của chính sách tài khóa, nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách, nếu miễn toàn bộ thì sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu.

Đồng tình quan điểm này, Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV TP Hà Nội - Nguyễn Hữu Sự cũng đề xuất không nên đặt nặng chính sách thuế làm biện pháp hỗ trợ DNNVV bởi không quan trọng là nhà nước cho cái gì, thu cái gì mà quan trọng nhất là hỗ trợ được gì cho DN sản xuất, bởi một nền kinh tế phát triển thì thu ngân sách cũng từ đó mà tăng lên.

Mặt khác, theo bà Phạm Thị Thu Hằng thì chính sách ưu đãi thuế, xét về mặt ngắn hạn đã động viên nhiều cho DNNVV nhưng trong thời buổi cơ chế thị trường, ưu đãi chính là cách bóp méo thị trường.

Vì vậy, ông Sự cho biết, cái thiếu lớn nhất của các DNNVV hiện nay chính vấn đề tư vấn tài chính. Tư vấn tài chính, quản trị tài chính có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự thành bại của DN. Tuy nhiên, hoạt động này hiện còn đang rất yếu.

Thiết nghĩ, hỗ trợ DNNVV không chỉ bằng hình thức cắt giảm thuế. Vấn đề chính là tạo điều kiện cho các DNNVV tăng về số lượng và cả chất lượng hoạt động thông qua các chính sách hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thị trường, chi phí thủ tục hành chính... Đó mới thật sự là hỗ trợ DN nói chung và DNNVV nói riêng.
 
Ông Nguyễn Sơn - Vụ trưởng - Vụ Phát triển thị trường, UB CKNN:
Nuôi dưỡng kênh huy động vốn dài hạn
 
Trong các kênh huy động vốn của DN, việc huy động vốn qua TTCK mang lại sự chủ động và linh hoạt rõ rệt. Huy động vốn bằng hình thức nhóm DN liên kết phát hành trái phiếu DN là hình thức đã được nhiều quốc gia áp dụng. Việt Nam cũng cần nghiên cứu và sớm triển khai hình thức huy động vốn này. Tuy nhiên, những khung khổ pháp lý cần thiết cũng nền được chuẩn bị sẵn sàng khi kinh tế thế giới hồi phục, TTCK ổn định trở lại.
 
Ông Vũ Đình Ánh - Viện Kinh tế Tài chính: DNNVV cần bình đẳng
 
Nhà nước không thể ưu đãi cho số đông. Với nửa triệu DNNVV và 1 triệu hộ kinh doanh cá thể nền kinh tế khó có thể ưu đãi được. Cái mà DNNVV cần là môi trưởng bình đẳng, bình đẳng với nhau và bình đẳng với khối DNNN. Quan tâm đến DNNVV chính là quan tâm đến người lao động. Số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động cũng đã lên tới trên 160.000 DN. Giải quyết tốt nhất vấn đề hỗ trợ cho hơn nửa triệu DNNVV là đào tạo, nâng cao năng lực cho hơn nửa triệu giám đốc quản lý các DN này sẽ hiệu quả hơn.
 
Ông Tô Hoài Nam - Phó chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam:
DN tư nhân được tiếp cận vốn ODA
 
Chính phủ cần sớm hoàn thiện mô hình Quỹ Bảo lãnh tín dụng. Tất cả 11 quỹ bảo lãnh tín dụng hiện nay đều hoạt động không hiệu quả. Bên cạnh đó, Chính phủ sớm hiện thực hóa chủ trương “DN tư nhân được tiếp cận nguồn vốn ODA”. Vấn đề này đã có kết luận của Ban Bí thư (tháng 2/2010) và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đề án ODA giai đoạn 2011 – 2015.
 
Đẩy mạnh chính sách tài chính vi mô tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, nông thôn. Sự phát triển của mô hình DN nhỏ và siêu nhỏ tại các khu vực trên rất quan trọng trong vấn đề đảm bảo an sinh xã hội. Các hình thức hỗ trợ tại đây là hỗ trợ vốn (tài chính vi mô), hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo.

Bá Tú

Theo DĐDN


Các Tin khác
    Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng (03/05/2024)
    Khai mạc Tuần lễ Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận tại TP. Hồ Chí Minh (22/04/2024)
    V/v thông tin chương trình Hội chợ - Du lịch - Xuất nhập khẩu thương mại - kết nối giao thương với Thành phố công nghiệp Sihueng năm 2024 (15/04/2024)
    Doanh nghiệp Việt Nam với xu hướng "chuyển đổi kép" (11/04/2024)
    V/v cập nhật danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp (29/03/2024)
    Năm 2024 - VCCI sẽ tiếp tục đổi mới, lớn mạnh, khẳng định vị thế, vai trò (11/03/2024)
    Phát triển kinh tế đêm: Phan Thiết sẽ làm thí điểm (25/12/2023)
    Khai mạc Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 (20/10/2023)
    Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Thuận (21/08/2023)
    UBND tỉnh họp thảo luận Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 (14/08/2023)

HÌNH NỔI BẬT
HỘI VIÊN MỚI
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

 Tên :
 Mật khẩu: 

   

HÌNH NỔI BẬT
New Page 1
LOGO HỘI VIÊN
THỐNG KÊ WEBSITE

Đang trực tuyến: 4

Lượt truy cập: dem truy cap 4486037

Bản quyền thuộc Hội Doanh nghiệp
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP BÌNH THUẬN.
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội - Tp. Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (062) 3831516
Email: vphiephoi@gmail.com, Website: www.doanhnghiepbinhthuan.vn
Thiết kế website bởi Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến Tính Thành - Mobile: 0917.668833