Đăng ký hội viên
Tìm kiếm  
New Page 1
 Giao thương với Trung Quốc: Cán cân quá lệch




Giao thương với Trung Quốc:
Cán cân quá lệch

Trong khi các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang loay hoay tìm cách xuất hàng vào Trung Quốc (TQ), thì ngược lại, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, DN TQ cũng đang đẩy mạnh đưa hàng vào Việt Nam qua rất nhiều hình thức: mua lại DN Việt Nam, mở đại siêu thị trưng bày hàng TQ, “tặng tiền” cho DN mua hàng TQ...

Thanh long Việt Nam bán tại siêu thị Bắc Kinh
Nguy cơ mất thương hiệu

Trở về từ chuyến khảo sát thị trường TQ, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit, cho rằng, hiện nay, hàng hóa của Việt Nam tại TQ khá nhiều nhưng chủ yếu xuất qua đường tiểu ngạch.

Chiếm nhiều nhất tại thị trường này là các mặt hàng nông sản chế biến như cao su, cà phê, kẹo dừa, bánh đậu xanh, hạt điều..., trong đó, chỉ riêng cà phê, kẹo dừa mỗi tháng đã có đến 3.000 tấn. Với cách này, DN Việt gặp bất lợi là không thể quản trị được thị trường.

Người mua lớn sẽ phân phối qua nhiều tầng nấc trung gian khác khiến giá bán đội lên cao, còn người mua nhỏ thì bán giá thấp hơn khiến thị trường bị loãng.

Hơn nữa, hàng xuất tiểu ngạch là hàng trốn thuế nên DN không thể tiếp cận được kênh bán lẻ hiện đại. Vì vậy, theo ông Viên, vào TQ nên đi đường chính ngạch, đóng thuế đàng hoàng và vào thẳng các siêu thị.

Từ kinh nghiệm thực tế, ông Viên cho biết, chỉ cần đóng mã vạch từ 500 - 1.000 nhân dân tệ, đưa hàng hóa trước 20 - 30 ngày để họ kiểm tra về mã vạch, các yếu tố vi sinh... là có thể đưa hàng vào siêu thị TQ. Tỷ trọng hàng hóa bán qua kênh siêu thị chiếm đến 40 - 50% thị phần bán lẻ tại TQ.

Hiện nay, bình quân mỗi tháng Vinamit xuất sang TQ từ 30 - 50 container sản phẩm chế biến từ nông sản như mít sấy, khoai lang sấy, khoai môn sấy...

“Mọi người thường nghĩ TQ là công xưởng thế giới nên mọi thứ đã có rồi nên rất khó bán. Nhưng người TQ cũng có tâm lý “sính ngoại” và sản phẩm của Việt Nam cũng được xem là hàng ngoại nên rất được ưa chuộng tại nước này”, ông Viên cho biết.

Tuy nhiên, theo nhiều DN xuất hàng vào TQ, khi đã vào được siêu thị thì DN phải đưa nhiều sản phẩm cùng lúc. Phải có nhiều sản phẩm, trong đó, phải có sản phẩm thế mạnh để có thể làm áp lực với các siêu thị.

Và một khi đã chọn kênh phân phối hiện đại, DN phải có những mặt hàng khác biệt so với những mặt hàng đã xuất qua đường tiểu ngạch. Bởi, giá bán ngay cửa khẩu, bằng đường tiểu ngạch chỉ bằng 50% so với giá bán tại các hệ thống siêu thị của nước này.

Một lưu ý nữa là bán hàng ở TQ, DN phải quan tâm đến yếu tố pháp lý. Ông Trần Vũ Nguyên, Phụ trách dự án xúc tiến thị trường Trung Quốc của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cho biết, ở nước này, việc bảo hộ thương hiệu làm chặt chẽ hơn Việt Nam rất nhiều.

Hiện tại, hầu hết các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đều bị TQ đăng ký thương hiệu và một khi họ đã đăng ký rồi thì dù sản phẩm của Việt Nam có ở trên kệ siêu thị cũng bị đưa ra ngoài.

Khe hẹp tiểu ngạch

Trong khi các DN Việt Nam tìm đường vào TQ thì ngược lại, các DN TQ cũng đang tiếp cận thị trường Việt Nam rất mạnh. Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), cho biết, đã có nhiều tổ chức phía TQ đề nghị môi giới để mua các công ty Việt Nam.

Ông Viên cũng công nhận thực trạng này và cho biết thêm: “Hiện nay, TQ vẫn là công xưởng của thế giới nên muốn tìm nơi tiêu thụ. Họ muốn mua các công ty Việt Nam để có sẵn hệ thống phân phối, dễ dàng đưa hàng vào đây”.

Trong một cuộc gặp mặt với các DN gần đây, ông Tô Quốc Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại TQ, cho biết, đại diện Câu lạc bộ Doanh nhân tại TQ đã đặt vấn đề mở đường đưa hàng của 15.000 DN TQ sang Việt Nam. Họ muốn thuê 5 - 10ha đất để mở siêu thị trưng bày, kinh doanh hàng TQ tại Việt Nam.

- Đại diện Câu lạc bộ Doanh nhân tại TQ đã tìm gặp Lãnh sự Việt Nam đặt vấn đề mở đường đưa hàng của 15.000 DN TQ sang Việt Nam. Họ muốn thuê 5 - 10ha đất để mở siêu thị trưng bày, kinh doanh hàng TQ tại Việt Nam (theo ông Tô Quốc Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại TQ).

- DN Việt Nam mua hàng, nguyên vật liệu của TQ phục vụ xuất khẩu sẽ được hỗ trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn hàng, được hoàn thuế giá trị gia tăng. Khi đặt vấn đề mua 5 triệu USD nguyên liệu sản xuất, Vinamit đã nhận được lời mời “cho mượn tiền không lãi suất và được thối lại 5% VAT”.
Ngoài sự nỗ lực của các tổ chức, hiệp hội, hiện chính phủ nước này đang triển khai một loạt các chính sách hỗ trợ DN để đẩy hàng hóa đi các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Các chính sách như hoàn thuế, hỗ trợ lãi suất được đưa ra nhằm kích thích DN xuất khẩu càng nhiều càng tốt.

Không chỉ hỗ trợ các DN TQ mà ngay cả các DN Việt Nam có văn phòng tại TQ, mua hàng của TQ xuất hàng về Việt Nam cũng được hỗ trợ. Với DN Việt Nam mua hàng, nguyên vật liệu của TQ phục vụ xuất khẩu sẽ được hỗ trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn hàng, được hoàn thuế giá trị gia tăng...

Ông Viên cho biết, khi đặt vấn đề mua 5 triệu USD nguyên liệu sản xuất, ông đã nhận được lời mời sẽ “cho mượn tiền không lãi suất và được thối lại 5% VAT”.

Trước những áp lực của thị trường lớn nhất nhì thế giới này, nhiều DN cho rằng, để thâm nhập và có chỗ đứng bền vững ở đây, các DN phải biết liên kết, tận dụng lợi thế sẵn có. Ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Vifon cho biết, đang đẩy mạnh xuất khẩu qua nước này thông qua đường chính ngạch.

Mới đây, Vifon đã tham gia hội chợ Thành Đô. Và hiện tại, Vifon đang liên kết với Vinamit để đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị tại TQ.

“Đây là cách tận dụng hệ thống sẵn có của những DN có hệ thống phân phối tốt tại TQ để xuất hàng sang thị trường rộng lớn này”, ông Dũng nói. Việc hợp tác, liên kết cũng đã được các DN hội viên Hawa xúc tiến.

Năm 2011, các DN hội viên của Hawa đã có ý định lập một trung tâm chuyên bán đồ gỗ ở khu thương mại đồ gỗ Phật Sơn, tỉnh Quảng Châu. Tuy nhiên, do một số vướng mặt về tài chính nên đến nay vẫn chưa triển khai được.


MINH HÀO
Theo Doanh nhân

Các Tin khác
    Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng (03/05/2024)
    Khai mạc Tuần lễ Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận tại TP. Hồ Chí Minh (22/04/2024)
    V/v thông tin chương trình Hội chợ - Du lịch - Xuất nhập khẩu thương mại - kết nối giao thương với Thành phố công nghiệp Sihueng năm 2024 (15/04/2024)
    Doanh nghiệp Việt Nam với xu hướng "chuyển đổi kép" (11/04/2024)
    V/v cập nhật danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp (29/03/2024)
    Năm 2024 - VCCI sẽ tiếp tục đổi mới, lớn mạnh, khẳng định vị thế, vai trò (11/03/2024)
    Phát triển kinh tế đêm: Phan Thiết sẽ làm thí điểm (25/12/2023)
    Khai mạc Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 (20/10/2023)
    Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Thuận (21/08/2023)
    UBND tỉnh họp thảo luận Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 (14/08/2023)

HÌNH NỔI BẬT
HỘI VIÊN MỚI
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

 Tên :
 Mật khẩu: 

   

HÌNH NỔI BẬT
New Page 1
LOGO HỘI VIÊN
THỐNG KÊ WEBSITE

Đang trực tuyến: 3

Lượt truy cập: dem truy cap 4479187

Bản quyền thuộc Hội Doanh nghiệp
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP BÌNH THUẬN.
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội - Tp. Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (062) 3831516
Email: vphiephoi@gmail.com, Website: www.doanhnghiepbinhthuan.vn
Thiết kế website bởi Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến Tính Thành - Mobile: 0917.668833