Đăng ký hội viên
Tìm kiếm  
New Page 1
 Cẩn trọng việc nới lỏng chính sách tiền tệ




Thứ Năm, 12/04/2012 - 13:51

Cẩn trọng việc nới lỏng chính sách tiền tệ

Trong khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa hạ lãi suất huy động còn 12%, thì hôm qua trong Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á 2012, ADB khuyến nghị:

Việc hạ lãi suất quá nhanh, trong khi với mức lạm phát hiện nay khoảng 14%, lãi suất ngân hàng lại hạ từ 14% xuống còn 12% thì lãi suất thực hưởng của người dân sẽ càng thấp hơn.

Do đó, triển vọng phát triển ngắn hạn có thể gặp những rủi ro nếu Chính phủ hạ lãi suất quá nhanh, dẫn đến việc thị trường ngoại hối mất ổn định. Các phân tích của ADB cho thấy, lãi suất thực hưởng từ các khoản tiết kiệm của người dân trong hơn một năm trở lại đây luôn bị âm do lạm phát cao hơn lãi suất.

“Sự ổn định về tài chính của Việt Nam hiện rất bấp bênh. Tâm lý của người dân Việt Nam hầu như không tin tưởng vào đồng nội tệ nên người dân vẫn đầu tư nhiều cho vàng, ngoại tệ để bảo vệ đồng vốn của mình. NHNN nên nới trần tăng trưởng tín dụng lên 18% để tạo nguồn lực dồi dào hơn cho nền kinh tế. Lãi suất VND cũng phải thực dương ở mức 1%-2%”- Ông Dominic Mellor, chuyên gia của ADB, nói.

Báo cáo của ADB dự báo, tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm lại ở mức 5,7% trong năm 2012, sau đó tăng lên 6,2% trong năm 2013. Lạm phát trung bình có thể giảm xuống mức sát dưới ngưỡng hai con số, với điều kiện các chính sách được duy trì đủ chặt chẽ và được dự báo sẽ lại tăng lên 11,5% trong năm 2013.

Theo ông Dominic Mellor, ước tính đến cuối năm 2011, lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tương đương mức trước khủng hoảng kinh tế năm 2008. Trong quý I-2012, con số này đã đạt khoảng 17 tỷ USD, tăng khoảng 3,5 tỷ USD so với con số được IMF công bố vào giữa năm 2011.

Cùng ngày, bộ phận nghiên cứu tại Ngân hàng ANZ, cũng khuyến nghị NHNN cần phải cẩn trọng trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ cũng như cắt giảm lãi suất. Động thái này của NHNN là hệ quả của những lo ngại về tăng trưởng. Còn Ngân hàng HSBC thì cho rằng việc giảm trần lãi suất lần này có thể phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt tín dụng, tuy nhiên, sẽ không tác động nhiều lên nhu cầu nội địa.

Theo Tiền Phong


Các Tin khác
    Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng (03/05/2024)
    Khai mạc Tuần lễ Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận tại TP. Hồ Chí Minh (22/04/2024)
    V/v thông tin chương trình Hội chợ - Du lịch - Xuất nhập khẩu thương mại - kết nối giao thương với Thành phố công nghiệp Sihueng năm 2024 (15/04/2024)
    Doanh nghiệp Việt Nam với xu hướng "chuyển đổi kép" (11/04/2024)
    V/v cập nhật danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp (29/03/2024)
    Năm 2024 - VCCI sẽ tiếp tục đổi mới, lớn mạnh, khẳng định vị thế, vai trò (11/03/2024)
    Phát triển kinh tế đêm: Phan Thiết sẽ làm thí điểm (25/12/2023)
    Khai mạc Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 (20/10/2023)
    Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Thuận (21/08/2023)
    UBND tỉnh họp thảo luận Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 (14/08/2023)

HÌNH NỔI BẬT
HỘI VIÊN MỚI
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

 Tên :
 Mật khẩu: 

   

HÌNH NỔI BẬT
New Page 1
LOGO HỘI VIÊN
THỐNG KÊ WEBSITE

Đang trực tuyến: 2

Lượt truy cập: dem truy cap 4478994

Bản quyền thuộc Hội Doanh nghiệp
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP BÌNH THUẬN.
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội - Tp. Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (062) 3831516
Email: vphiephoi@gmail.com, Website: www.doanhnghiepbinhthuan.vn
Thiết kế website bởi Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến Tính Thành - Mobile: 0917.668833