Đăng ký hội viên
Tìm kiếm  
New Page 1
 TS Lê Thẩm Dương: Đầu ra đang là "yếu huyệt"




Thứ Hai, 28/05/2012 - 10:27

TS Lê Thẩm Dương: Đầu ra đang là "yếu huyệt"

(DĐDN) Tại Hội thảo “Thấu hiểu môi trường kinh doanh & khơi dòng vốn cho doanh nghiệp trong khủng hoảng” do Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – Trường ĐH FPT và Khoa QTKD (HSB) – ĐHQGHN phối hợp tổ chức, T.S Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh-ĐH Ngân hàng TP.HCM cho rằng: Vấn đề mấu chốt đối với DN hiện nay không phải là hạ lãi suất mà đầu ra- xử lý hàng tồn kho mới là "yếu huyệt".

Theo TS Lê Thẩm Dương, trong thời gian vừa qua chính sách tiền tệ đã được nới lỏng ra khá nhiều, từ cho vay doanh nghiệp, cho vay cá nhân. Xét về mặt vĩ mô, các biện pháp áp dụng từ chính sách tài khóa, tiền tệ đang dần mở rộng hơn.

- Một thực trạng đang được nhắc tới rất nhiều là trong khi doanh nghiệp “chết mòn” vì không tiếp cận được vốn thì ngân hàng lại kêu thừa tiền, dòng vốn đang thực sự  tắc ở chỗ nào, thưa ông?

Đây là một bài toán đa biến. Nếu xếp theo thứ tự ưu tiên thì điều quan trọng đối với doanh nghiệp hiện nay là giải quyết hàng tồn kho; thứ hai là tiếp cận vốn; thứ ba là lãi suất; thứ tư là năng lực quản trị nói chung và năng lực tài chính nói riêng của DN; thứ năm là sự can thiệp của nhà nước. Cả năm cái biến đó cùng vận hành thì mới có thể cứu được DN.

Trong thời gian vừa qua, thị trường tài chính, chứng khoán không lo được nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi đáp ứng vốn trên thị trường tài chính chỉ được khoảng 3%. Gần như, nguồn vốn chỉ trông chờ vào ngân hàng.

Từ thực tế đó, Doanh nghiệp- Ngân hàng- Nhà nước phải phối hợp nhịp nhàng với nhau thì mới có thể khơi thông được dòng vốn. Nhưng trước tiên phải giải quyết được hàng tồn kho bởi đây chính là chỗ tắc.

- Vậy theo ông doanh nghiệp phải làm gì?

Cả DN và Ngân hàng chẳng ai có lỗi vì đây là rủi ro hệ thống. Huyệt tử của DN là thế chấp đã hết vậy thì anh phải có phương án kinh doanh và chứng minh được nó thắng. Tồn kho thế này thị trường thế này thì lấy gì để thắng? DN phải chứng minh được.

Tất cả bây giờ còn lại là chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp nào “khôn” thì sẽ sống. Vấn đề của doanh nghiệp hiện nay, giải quyết dòng vốn là giải quyết hàng tồn kho, nhưng dòng vốn đang phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng. Tốt nhât, các doanh nghiệp hãy tự cứu mình, trông chờ vào sức mình, bằng cách bố trí lại vốn, có như vậy mới lưu thông được.

- Theo ông mức lãi suất giảm xuống khoảng bao nhiêu % thì doanh nghiệp mới “đủ sống”?

Tôi giả thiết giảm lãi suất xuống 5% /năm cũng không thể gỡ ngay cho DN được, nên ưu tiên đầu tiên vẫn là giải quyết hàng tồn kho bởi nếu lãi suất thấp nhưng hàng tồn kho vẫn chất đống thì DN cũng chẳng vay để làm gì. Lãi suất có ý nghĩa cách đây 3-6 tháng và có ý nghĩa sau đây 6-9 tháng. Hạ lãi suất thì phải có đủ thời gian cho người ta vay, lên phương án rồi giải quyết tồn kho thì mới có thể hấp thụ được.

- Riêng đối với gói hỗ trợ 29.000 tỉ đồng, ông đánh giá như thề nào ?

Chính phủ đã quyết định đưa ra gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng, nhưng không đưa trực tiếp vào dân chúng thông qua miễn giảm thuế VAT nhằm kích cầu tiêu dùng hàng hóa, mà được đưa thẳng vào doanh nghiệp bằng cách giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp để doanh nghiệp có điều kiện giảm giá hàng hóa, tăng tính thanh khoản của thị trường.

Tôi cho rằng, tác dụng của nó  không chỉ dừng lại ở động viên DN, mà đây được là giải pháp kỹ thuật, bước đệm cần thiết để cho DN sống tạm đến khi có đủ khả năng hấp thụ đòn lãi suất. Vì hạ lãi suất ngay lúc này cũng không thể cứu DN được.

- Thời gian vừa qua Chính phủ đã đưa ra rất nhiều giải pháp tích cực, theo ông nền kinh tế sẽ có biên động như thế nào trong thời gian tới?

Biện pháp thì đã đưa ra rất nhiều, gần như đã hết các biện pháp nhưng vấn đề ở chỗ rất gay go đó là khâu thực hiện.

Quan điểm cá nhân của tôi khá lạc quan, nhưng kinh tế bên ngoài đang có tác động xấu đến Việt Nam. Kinh tế Trung Quốc đang đi xuống, khủng hoảng tại Châu Âu chưa gỡ ra được. Vì thế, môi trường bên ngoài không thuận cho Việt Nam, đang chặn đầu tiêu dùng của Việt Nam, vốn nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

Tình hình quốc tế vô cùng khó khăn như vậy, cho dù có lạc quan bao nhiêu đi nữa nhưng tôi cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn đang hết sức khó khăn, không có “cửa”, chưa có tia sáng nào rõ ràng.

Có một tia le lói là hạ thật nhanh lãi suất xuống nhưng một mình lãi suất thì không thể làm nên “mùa xuân”. Về mặt lãi suất thì chắc chắn là sẽ tiếp tục hạ. Nhưng cái gay nhất hiện nay vẫn là vấn đề tiêu thụ, đầu ra. Nếu bây giờ chúng ta bơm tiền ra, thì chắc chắn nền kinh tế sẽ lại “ bừng” lên nhưng không ổn định, chúng ta sẽ lại rơi vào một chu kỳ chống lạm phát mới. Bởi cái căn bản của nền kinh tế của mình thì vẫn chưa giải quyết được.

Chúng ta chưa đủ cơ sở luận để giải quyết cái căn bản, mà vẫn phải đối phó bằng chiến thuật, làm bài toán chiến thuật cho ổn song sẽ làm bài toán chiến lược. Theo dự báo của tôi, kinh tế phải khoảng năm 2015 mới có thể phục hồi được.

Bây giờ phải kiên nhẫn, muốn cải thiện ngay tình hình là không thể bởi bản chất vấn đề quá khó, phải kết hợp các giải pháp ngắn hạn trung hạn và dài hạn. Các giải pháp nhà nước tung ra phải có độ ngấm của nó. Trong khi chờ đợi, chính DN phải tìm cách thích nghi bởi quan điểm hỗ trợ của Chính phủ là tôn trọng thị trường, sẽ có DN bị đào thải. Vì vậy bản thân DN cũng sẽ phải làm cho mình chỉn chu.

- Xin cảm ơn ông!

Phan Nam thực hiện


Các Tin khác
    Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng (03/05/2024)
    Khai mạc Tuần lễ Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận tại TP. Hồ Chí Minh (22/04/2024)
    V/v thông tin chương trình Hội chợ - Du lịch - Xuất nhập khẩu thương mại - kết nối giao thương với Thành phố công nghiệp Sihueng năm 2024 (15/04/2024)
    Doanh nghiệp Việt Nam với xu hướng "chuyển đổi kép" (11/04/2024)
    V/v cập nhật danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp (29/03/2024)
    Năm 2024 - VCCI sẽ tiếp tục đổi mới, lớn mạnh, khẳng định vị thế, vai trò (11/03/2024)
    Phát triển kinh tế đêm: Phan Thiết sẽ làm thí điểm (25/12/2023)
    Khai mạc Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 (20/10/2023)
    Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Thuận (21/08/2023)
    UBND tỉnh họp thảo luận Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 (14/08/2023)

HÌNH NỔI BẬT
HỘI VIÊN MỚI
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

 Tên :
 Mật khẩu: 

   

HÌNH NỔI BẬT
New Page 1
LOGO HỘI VIÊN
THỐNG KÊ WEBSITE

Đang trực tuyến: 8

Lượt truy cập: dem truy cap 4477081

Bản quyền thuộc Hội Doanh nghiệp
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP BÌNH THUẬN.
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội - Tp. Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (062) 3831516
Email: vphiephoi@gmail.com, Website: www.doanhnghiepbinhthuan.vn
Thiết kế website bởi Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến Tính Thành - Mobile: 0917.668833