Đăng ký hội viên
Tìm kiếm  
New Page 1
 Ngân hàng với doanh nghiệp: Vốn tín dụng đã tập trung vào các lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên
Từ đầu năm 2012 đến nay, kinh tế cả nước diễn biến không thuận lợi, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân. Trước những khó khăn thách thức đó, các ngân hàng đã có những giải pháp gì góp phần giúp các doanh nghiệp không bị phá sản?



Từ đầu năm 2012 đến nay, kinh tế cả nước diễn biến không thuận lợi, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân. Trước những khó khăn thách thức đó,  các ngân hàng đã có những giải pháp gì  góp phần giúp các doanh nghiệp không bị phá sản? Phóng viên Báo Bình Thuận đã trao đổi với bà Vũ Thị Nga, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - Chi nhánh Bình Thuận xung quanh vấn đề này.

Bà cho biết vừa qua 2012 hoạt động hệ thống ngân hàng tại địa phương đạt được những kết quả nổi bật gì?

Bà Vũ Thị Nga: Những tháng đầu năm 2012, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng toàn ngành ngân hàng trên địa bàn đã bám sát chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các Quỹ tín dụng nhân dân (gọi tắt là TCTD), hoạt động ngân hàng trên địa bàn đã đạt được những kết quả nhất định: Mạng lưới giao dịch của các TCTD tiếp tục được mở rộng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận lựa chọn dịch vụ ngân hàng; huy động vốn có mức tăng trưởng khá, đảm bảo an toàn chi trả. Đến ngày 30/6/2012, nguồn vốn huy động đạt 12.078 tỷ đồng, tăng 12,41% (trong khi đó cả nước tăng 6,94%). Việc huy động vốn trên địa bàn tăng cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước, điều này phản ánh lòng tin của nhân dân đối với đồng Việt Nam ngày càng cao, người dân ngày càng tin tưởng vào chủ trương, chính sách của hệ thống ngân hàng.

Saigonbank phục vụ khách hàng vay vốn. Ảnh: L.Thanh.

Trong cho vay các TCTD đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, ngành và địa phương thực hiện tốt các chính sách liên quan đến tín dụng, tập trung vốn cho vay các lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên; tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát và đáp ứng các lĩnh vực ưu tiên, giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực không khuyến khích và bước đầu thực hiện khá tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Đến ngày 30/6/2012 dư nợ cho vay toàn tỉnh đạt 13.481 tỷ đồng, tăng 5,15% so với đầu năm (cả nước tăng 0,76%). Mức lãi suất huy động và cho vay được điều chỉnh giảm từng bước phù hợp với diễn biến kinh tế chung cả nước, trong đó trần lãi suất cho vay được triển khai thực hiện nghiêm túc, hỗ trợ tích cực cho sản xuất - kinh doanh nói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

Bà nói rõ hơn nguồn vốn tín dụng nói trên đã tập trung vào lĩnh vực nào?

Bà Vũ Thị Nga: Vốn tín dụng đã tập trung vào các lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên. Dư nợ vay lĩnh vực khuyến khích chiếm 98,81% tổng dư nợ. Trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn 3.836 tỷ đồng tăng 1,91% so với đầu năm; dư nợ cho vay xuất khẩu 498 tỷ đồng, tăng 23,27%; dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 3.751 tỷ đồng tăng 44,43% so với đầu năm nay.

Ngân hàng đã có chính sách gì giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thưa bà?

Bà Vũ Thị Nga: Từ tháng 3/2012 đến nay các tổ chức tín dụng đã thực hiện 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động từ mức lãi suất 14%/năm xuống còn 9%/năm và 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam. Hiện nay, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, DN vừa và nhỏ ở mức từ 11-13%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 14  - 17%/năm. Ngoài ra TCTD còn thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: Rà soát phân loại nợ gắn với việc cơ cấu lại thời hạn nợ; từng bước điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trên các hợp đồng tín dụng đã ký; xem xét điều chỉnh miễn, giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính. Những chính sách đó góp phần hỗ trợ cho các thành phần kinh tế tháo gỡ khó khăn, nhất là những doanh nghiệp đang đứng trước ngưỡng cửa phá sản.

Được biết, hiện nay “nợ xấu” của các TCTD khá lớn, vậy NHNN đã chỉ đạo, kiểm soát  như thế nào, thưa bà?

Bà Vũ Thị Nga: Cả nước “nợ xấu” đến ngày 31/5/2012 chiếm 4,47% tổng dư nợ, nhưng đối với Bình Thuận “nợ xấu” chỉ chiếm 1,24% tổng dư nợ. Tỷ lệ “nợ xấu” này nằm trong tầm kiểm soát và trong phạm vi tỷ lệ cho phép. NHNN tỉnh cũng đã chỉ đạo các TCTD tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chú trọng việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; xử lý thu hồi nợ tồn đọng để tạo nguồn cho vay.

Có ý kiến cho rằng một số doanh nghiệp thua lỗ, nợ lớn, mất khả năng thanh toán…  nhưng TCTD lại không đưa vào “nợ xấu” bà nghĩ sao?

Bà Vũ Thị Nga: Vấn đề này NHNN đã chỉ đạo các TCTD phải tích cực chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với khách hàng vay để rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó thực hiện các giải pháp cơ cấu (điều chỉnh, gia hạn nợ) lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay các hợp đồng tín dụng đã ký, xem xét miễn, giảm lãi phải trả đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính… nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất-kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm “nợ xấu”… để cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và các hộ dân.

Xin cảm ơn bà!

Lê Thanh (thực hiện)


Các Tin khác
    Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng (03/05/2024)
    Khai mạc Tuần lễ Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận tại TP. Hồ Chí Minh (22/04/2024)
    V/v thông tin chương trình Hội chợ - Du lịch - Xuất nhập khẩu thương mại - kết nối giao thương với Thành phố công nghiệp Sihueng năm 2024 (15/04/2024)
    Doanh nghiệp Việt Nam với xu hướng "chuyển đổi kép" (11/04/2024)
    V/v cập nhật danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp (29/03/2024)
    Năm 2024 - VCCI sẽ tiếp tục đổi mới, lớn mạnh, khẳng định vị thế, vai trò (11/03/2024)
    Phát triển kinh tế đêm: Phan Thiết sẽ làm thí điểm (25/12/2023)
    Khai mạc Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 (20/10/2023)
    Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Thuận (21/08/2023)
    UBND tỉnh họp thảo luận Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 (14/08/2023)

HÌNH NỔI BẬT
HỘI VIÊN MỚI
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

 Tên :
 Mật khẩu: 

   

HÌNH NỔI BẬT
New Page 1
LOGO HỘI VIÊN
THỐNG KÊ WEBSITE

Đang trực tuyến: 39

Lượt truy cập: dem truy cap 4476850

Bản quyền thuộc Hội Doanh nghiệp
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP BÌNH THUẬN.
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội - Tp. Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (062) 3831516
Email: vphiephoi@gmail.com, Website: www.doanhnghiepbinhthuan.vn
Thiết kế website bởi Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến Tính Thành - Mobile: 0917.668833